Wiki

Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên? • Hello Bacsi

  • Mangan: 191% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Photpho: 41% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Magie: 34% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Đồng: 24% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Sắt: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Kẽm: 20% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Folate: 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Vitamin B1 (thiamin): 39% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Vitamin B5 (axit pantothenic): 10% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
  • Canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin)

Yến mạch là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày.

Ngoài câu hỏi yến mạch là gì, bạn hẳn sẽ quan tâm đến yến mạch loại nào tốt? Bạn hãy cùng tìm hiểu các loại yến mạch khác nhau có trên thị trường như:

• Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Sau khi được tuốt khỏi thân lá và bóc sạch vỏ, yến mạch nguyên hạt đã có thể chế biến và dùng được ngay. Tuy nhiên, loại này thường khá dai và để khắc phục nhược điểm này bạn nên nấu với thật nhiều nước theo tỷ lệ 3 phần nước : 1 phần yến mạch. Quá trình để cho ra yến mạch chín đều sẽ mất khoảng 50 phút.

• Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut oats): Loại yến mạch này được cắt nhỏ từ yến mạch nguyên hạt. Khi chế biến sẽ không dùng nhiều nước như yến mạch nguyên hạt nhưng vẫn mất tới 30 phút mới có thể nấu chín.

• Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): So với hai loại trên thì yến mạch cán dẹt thường được sử dụng hơn cả. Theo đó, yến mạch cắt nhỏ khi được hấp chín và lăn dẹt sẽ cho ra yến mạch cán dẹt. Tùy vào độ mỏng và kích thước của hạt mà thời gian nấu chín sẽ có sự thay đổi. Thường thì loại yến mạch này sẽ mất khoảng 5 – 15 phút để nấu chín hoàn toàn với tỷ lệ lý tưởng nhất nhất là 1 phần yến mạch: 2 phần nước.

• Yến mạch ăn liền (Instant Oats): Yến mạch ăn liền được làm từ yến mạch cán dẹt được cán mỏng, thường có thêm phụ gia như muối, đường hoặc hương liệu. Loại này thì chỉ cần đun sôi là dùng được ngay và dùng như bữa ăn sáng.

• Yến mạch dạng bột: Yến mạch dạng bột được nghiền mịn từ yến mạch được cán dẹt. Loại bột yến mạch này thường được dùng để pha chế bột ăn dặm cho trẻ loặc làm mặt nạ dưỡng da.

Có rất nhiều loại yến mạch khác nhau về cách chế biến cũng như mục đích sử dụng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, loại nào cũng có thể mang đến cho bạn nhiều giá trị dinh dưỡng cùng những lợi ích sức khỏe.

Ăn yến mạch có tốt không?

Trong yến mạch rất giàu các chất đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác nên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Sau khi đã biết yến mạch là gì, bạn sẽ càng bất ngờ hơn với 6 tác dụng của yến mạch dưới đây.

1. Làm giảm cholesterol

Nhiều nghiên cứu cho rằng yến mạch có thể làm hạ mức cholesterol, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Lợi ích này của yến mạch đến từ thành phần chất xơ hòa tan là beta glucan giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo và cholesterol bằng cách làm tăng độ nhớt của thực phẩm.

Khi vào trong ruột, beta glucan trong yến mạch liên kết với các axit mật giàu cholesterol mà gan sản xuất ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Beta glucan sau đó sẽ mang các axit này xuống đường tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Thông thường, các axit mật được tái hấp thu vào hệ thống tiêu hóa, nhưng beta glucan sẽ ức chế quá trình này, từ đó làm giảm mức cholesterol.

2. Yến mạch ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 đặc trưng bởi mức đường huyết không ổn định, mà kết quả thường là do sự suy giảm độ nhạy của hormone insulin. Beta glucan, loại chất xơ hòa tan có trong yến mạch được cho là có hiệu quả kiểm soát đường huyết ổn định.

Lượng beta glucan trong yến mạch giúp điều chỉnh cả lượng glucose và insulin sau những bữa ăn giàu carbohydrate. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và kháng insulin nghiêm trọng, một chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch làm giảm đến 40% liều insulin cần thiết để ổn định lượng đường huyết.

Theo các chuyên gia thì loại yến mạch cắt nhỏ sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường, bởi nó ít qua xử lý nhất. Trong khi yến mạch cán dẹt lại có chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) cao và lượng chất xơ ít hơn hẳn do đã được nấu chín một phần.

3. Giảm cân hiệu quả

Cảm giác no đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng vì khiến bạn không ăn quá nhiều mặc dù chưa thật sự đói. Sự thay đổi của tín hiệu no được cho là có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trong một nghiên cứu xếp hạng về hiệu quả no của 38 loại thực phẩm phổ biến, yến mạch đứng ở vị trí thứ 3.

Các chất xơ hòa tan trong yến mạch sẽ làm tăng cảm giác no bằng cách làm chậm tốc độ làm rỗng của dạ dày và kích thích sự giải phóng của các hormone làm no. Đặc biệt, yến mạch có lượng calo thấp và có hàm lượng xơ cao nên sẽ là một lựa chọn lý tưởng để thêm vào thực đơn giảm cân cho bạn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn cách làm các món yến mạch giảm cân cực ngon

4. Yến mạch tốt cho da

Yến mạch giúp giữ ẩm da bằng cách hình thành một lớp phủ trên bề mặt da, giúp cải thiện đáng kể tình trạng da bị khô và thô ráp. Thành phần chứa flavanoid có tác dụng ngăn chặn tia UVA nên có thể bảo vệ da dưới tác động của ánh mặt trời.

Những sản phẩm làm đẹp được sản xuất từ yến mạch thường có tên là “colloidal oatmeal” – bột yến mạch keo. Yến mạch đã được sử dụng rất lâu để chữa trị tình trạng ngứa và kích ứng trong nhiều bệnh lý về da, chẳng hạn như eczema.

5. Tác dụng của yến mạch với bệnh nhân celiac

Một chế độ ăn không gluten chính là giải pháp duy nhất cho những bệnh nhân celiac (bệnh không dung nạp gluten). Yến mạch không chứa gluten nhưng chứa một loại protein tương tự gọi là avenin.

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh celiac đều có thể hấp thu yến mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Yến mạch được chứng minh là giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn không gluten, trong đó có tăng cả lượng khoáng chất và chất xơ.

Yến mạch vẫn có thể bị lẫn lúa mì nên với những người mắc bệnh celiac thì chỉ nên ăn yến mạch đã được chứng nhận không chứa gluten.

6. Làm giảm táo bón

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần giàu chất xơ của yến mạch có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng táo bón. Những người bị táo bón thường xuyên sẽ khiến việc đi ngoài gặp khó khăn, không đều hay gây đau rát. Khi ấy, các chất xơ hòa tan trong bột yến mạch sẽ giúp phân mềm hơn và dễ thoát ra ngoài hơn.

Ngoài yến mạch thì bạn có thể nhờ đến một số loại thực phẩm giúp điều trị táo bón tự nhiên như bơ, táo, chuối, súp lơ, khoai lang, mật ong…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều cần tránh khi bị táo bón

Khi đã biết yến mạch là gì, bạn nên tìm cách sử dụng yến mạch. Do có đặc tính làm dịu và làm mềm da nên đây sẽ là thành phần lý tưởng để thêm vào quy trình dưỡng da hàng ngày của bạn. Kết hợp với axit lactic có trong sữa, hỗn hợp này sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ tế bào da chết hữu hiệu.

Công thức làm mặt nạ yến mạch kết hợp cùng các thành phần tự nhiên khác có thể giúp làm đẹp da, chữa da bị mụn và làm da trắng sáng hơn.

1. Mặt nạ yến mạch và sữa chua

Bột yến mạch giúp lấy đi đáng kể bụi bẩn trong các lỗ chân lông. Trong khi đó, thành phần axit lactic trong sữa chua không đường có tác dụng giảm nhờn, kháng khuẩn, làm sạch lỗ chân lông và dưỡng trắng da hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch cán dẹt
  • Sữa chua không đường

Related Articles

Back to top button