Wiki

Working day là gì? – Luật Hoàng Phi

Thông tin cụ thể sẽ được cung cấp trong bài viết của ktktbp.edu.vn về Day là gì được quan tâm nhiều bởi người đọc

Working day là một cụm từ vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cụm từ này cúng như các quy định của pháp luật liên quan tới cụm từ này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Working day là gì?

Working day là gì?

Working day được dịch ra tiếng Việt nghĩa là ngày làm việc.

– Ngày làm việc được quy định dựa trên cơ sở định mức lao động, đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động của mình, người sử dụng lao động hoàn thành được mục tiêu sản xuất, kinh doanh đã đề ra.

Tham khảo thêm: Bar là gì? Cái nhìn toàn diện về loại hình quán bar

– Căn cứ vào tính chất của công việc và phạm vi trách nhiệm của người lao động, pháp luật Lao động Việt Nam chia ngày làm việc thành hai loại:

+ Ngày làm việc tiêu chuẩn: Loại ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể khoảng thời gian làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ).

+ Ngày làm việc không có tiêu chuẩn: Loại ngày làm việc được quy định cho một số đối tượng lao động nhất định, do tính chất của công việc mà họ phải thực hiện những nhiệm vụ lao động ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không được trả thêm lương.

Ngoài việc chia sẻ working day là gì? chúng tôi cung cấp thêm các thông tin về working day dưới góc độ pháp luật Việt Nam trong phần tiếp theo của bài viết.

Quy định của pháp luật về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

Thứ nhất: Thời gian làm việc

Tham khảo thêm: Tác dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm chủng cho bé | Medlatec

– Căn cứ Điều 105, 106 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định thời gian làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

– Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

– Điều 109 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định người lao động làm việc theo thời gian làm việc quy định tại Điều 105 – Bộ luật này từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Ngoài thời gian nghỉ quy định nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

– Điều 64 – Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể quy định nghỉ trong giờ làm việc như: Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 – Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 3 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

– Trường hợp làm việc theo ca liên tục thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

Tham khảo thêm: WC viết tắt của từ gì? Nghĩa của từ WC thường được sử dụng

– Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

Thứ hai: Thời gian nghỉ ngơi

Về thời gian nghỉ trong giờ làm việc được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:

Căn cứ vào quy định trên, ít nhất một ngày làm 8 giờ người lao động phải được nghỉ 30 phút. Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội dung lao động.

Thứ ba: Thời gian lao động và nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghiệp tiến tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tình thời vụ, công việc gia công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phả thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khai do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Bộ luật này.

Như vậy, Working day là gì? Đã được chúng tôi giải thích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn độc những nội dung liên quan tới thời gian làm việc nghỉ ngơi trong ngày làm việc của người lao động.

Related Articles

Back to top button