Tính trạng là gì? – Trường THPT Trịnh Hoài Đức
Dưới đây là bài viết cung cấp nội dung thông tin về Tính trạng là gì được người đọc quan tâm nhiều
Câu hỏi: Tính trạng là gì?
Trả lời:
Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng (Trait, character) là một biến thể đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.
Ví dụ, màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng.
Cùng THPT Trịnh Hoài Đức mở rộng kiến thức về tính trạng nhé!
Các loại tính trạng
Tham khảo thêm: Nguyên tắc SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo … – WinERP
a. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng (Quantitative trait, Quantitative character, metric character) là tính trạng có thể tính toán được, do nhiều gen quy định, có biến dị liên tục; chủ yếu thể hiện ở năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi. Tính trạng số lượng là tính trạng có mức phản ứng rộng, phụ thuộc nhiều vào môi trường,có hệ số di truyền thấp
Ví dụ: sản lượng thóc, lúa; năng suất trứng của gà; tỷ lệ thịt xẻ của lợn; sản lượng sữa của bò…
b. Tính trạng chất lượng
Tính trạng chất lượng (Qualitative trait, Qualitative character) là tính trạng do đơn gen quy định, có biến dị đứt quãng và không tính toán được bằng con số; chủ yếu thể hiện tính chất về màu sắc, hương vị, âm thanh, có hoặc không có của sinh vật. Tính trạng chất lượng là tính trạng có mức phản ứng hẹp, ít chịu ảnh hưởng của di truyền, có hệ số di truyền cao.
Ví dụ: màu mắt, màu lông, tính có sừng hoặc không sừng ở bò…
Tham khảo thêm: Sách là gì? Lợi ích, vai trò và những giá trị của sách trong cuộc sống?
Tính trạng chất lượng chỉ giữa các biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng không tồn tại thay đổi số lượng liên tục, mà biểu hiện thay đổi gián đoạn về chất. Nó chịu chi phối bởi một sô gen di truyền có vai trò quyết định, ví dụ có hay không, màu sắc, nhóm máu, các khuyết tật di truyền ở sừng đều thuộc tính trạng chất lượng.
+ Đặc trưng cở bản của tính trạng chất lượng
– Được quyết định bởi một cặp hoặc vài cặp gen, mỗi cặp gen đều có hiệu ứng rõ ràng trên biểu hình.- Biến dị của nó có phân bố gián đoạn trong quần thể.- Tính trạng chỉ có thể miêu tả, không đo được.- Mối quan hệ di truyền tương đối đơn giản, thông thường chỉ theo 3 định luật di truyền.- Hiệu ứng di truyền ổn định, ít chịu tác động của môi trường.
Trong tính trạng chất lượng có những tính trạng kinh tế quan trọng. Ngoài ra việc loại bỏ các khuyết tật di truyền, các đặc trưng loài như màu long, hình dạng sừng…, marker di truyền như lợi dụng nhóm máu, loại enzyme, protein, đều liên quan đến cải tiến chọn giống tính trạng chất lượng. Gen chính của tính trạng số lượng có các đặc trưng của gen tính trạng chất lượng, cách thức giám định và phân tích cũng là phương thức phân tích sử dụng gen tính trạng chất lượng. Vì thế, tính trạng chất lượng có ý nghĩa khoa học quan trọng trong việc gây giống.
c. Tính trạng trội
Tính trạng trội (tính lấn, tính át; Dominance) là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1. Tính trội trong di truyền học là một mối quan hệ giữa các alen của một gen, trong đó tác động lên kiểu hình của một alen đã át đi sự đóng góp của một alen thứ hai ở trên cùng một locus. Alen thứ nhất có tính trội và alen thứ hai có tính lặn. Với những gen trên một nhiễm sắc thể thường (bất cứ nhiễm sắc thể nào khác không phải nhiễm sắc thể giới tính), các alen và tính trạng được kết hợp của chúng có tính trội nhiễm sắc thể thường hoặc tính lặn nhiễm sắc thể thường. Tính trội là khái niệm then chốt trong di truyền Mendel và di truyền học cổ điển. Thường thì alen trội chứa một protein hoạt động được trong khi alen lặn thì không.
Tham khảo thêm: 0935 là mạng gì? Những thông tin cần biết về sim 0935
d. Tính trạng lặn
Tính trạng lặn (tính ẩn, recessiveness) là tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ F1 mà chỉ xuất hiện được ở thế hệ F2.
e. Tính siêu trội
Tính siêu trội (tính siêu lấn, tính siêu át, overdominance) là tính trạng của cá thể sau được thể hiện cao hơn hẳn (át hẳn) các tính trạng tương ứng của thế hệ trước (các nguyên liệu gốc). Hiện tượng này còn gọi là ưu thế lai, được thể hiện ở các cá thể lai khác dòng, khác giống… và mức độ cao nhất là lai xa (ngan lai với vịt tạo con lai ngan vịt; ngựa lai với lừa tạo con la…). Giả thuyết siêu trội được sử dụng để giải thích hiện tượng ưu thế lai là: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận tạo con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố, mẹ.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 12, Sinh Học 12