Kiến thức liên quan đến giao dịch chứng quyền – VCSC
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về Chứng quyền là gì được biên soạn kỹ lưỡng bởi đội ngũ chúng tôi
I- Chứng Quyền có đảm bảo (Covered Warrant – CW) là gì?
Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán
- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
- Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
II- Kiến thức liên quan chứng quyền có đảm bảo (CW):
1. Thông tin cơ bản 1 chứng quyền:
Hiện tại, thị trường chứng quyền ở Việt Nam, nhà đầu tư chỉ có thể mua bán chứng quyền mua.
Mỗi CW có một mã giao dịch riêng tương tự như cổ phiếu, được quy ước theo quy tắc nhất định bao gồm các thông tin:
[C][Mã chứng khoán][Thời gian][Thứ tự phát hành]
Ví dụ: Chứng quyền có mã CHPG2102. Trong đó: “C” là ký tự cho biết đây là CW, HPG là chứng khoán cơ sở được chọn làm tài sản hoán đổi, “21” là năm phát hành (2021) và “02” là đợt phát hành thứ 2 cho mã HPG (trước đó HPG đã có tổ chức phát hành CW).
2. Thông số CW mà nhà đầu tư cần biết:
Thông tin
Tham khảo thêm: Bài tập Kegel cho “cô bé” lấy lại tuổi xuân nhanh chóng | Medlatec
Ý nghĩa
Chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Giá chứng quyền
Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW.
Giá thực hiện
Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn.
Tham khảo thêm: Dropshipping là gì? Tiềm năng của Dropshipping ở Việt Nam
Tỷ lệ chuyển đổi
Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở
Thời hạn chứng quyền
Là thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 24 tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng
Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết, ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
Ngày đáo hạn
Tham khảo thêm: Chân ái là gì? làm thế nào để biết chân ái hay không? – 35Express
Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện chứng quyền.
Kiểu thực hiện quyền
Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó, người sở hữu CW chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn
Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền
Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.
3. Cách tính giá trần sàn của CW
Giá trần/sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:
- Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cố phiếu cơ sở – Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi
- Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – Giá sàn của cố phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi
Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
Ví dụ:Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%, giá trần 107.000 đồng, giá sàn 93.000 đồng, giá tham chiếu CW 5.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1
- Giá trần CW = 5.000 + (107.000-100.000)*1/2 = 8.500 đồng
- Giá sàn CW = 5.000 – (100.000-97.000)/*1/2 = 1.500 đồng